Giỏ hàng

Hợp tác phát triển CNTT trong y tế: Từng bước xây dựng nền y tế thông minh với 3 trụ cột chính

Suckhoedoisong.vn - Việc ứng dụng CNTT của ngành y tế đang góp phần từng bước xây dựng nền y tế thông minh với 3 trụ cột chính là: Phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe thông minh; Khám, chữa bệnh thông minh và Quản trị y tế thông minh.

Ngày 21/1, tại Cục công nghệ thông tin (CNTT) - Bộ Y Tế đã diễn ra Lễ ký kết biên bản hợp tác ứng dụng và phát triển CNTT y tế giữa cục CNTT và INFOMED bao gồm triển khai thí điểm các giải pháp y tế từ xa (Tele-ECG, Tele-ICU), Xây dựng và triển khai các giải pháp y tế thông minh, Hợp tác trong đào tạo, nghiên cứu phát triển về y tế số

Đã có những bước tiến về ứng dụng CNTT trong y tế

Thông tin tại lễ ký kết, PGS.TS Trần Quý Tường- Cục trưởng Cục CNTT, Bộ Y tế cho hay, trong kỷ nguyên công nghệ số như hiện nay ngành y tế cũng chịu tác động mạnh mẽ của CNTT, ngành cũng đã số hoá rất nhiều lĩnh vực hoạt động. Việc ứng dụng CNTT của ngành y tế đang góp phần từng bước xây dựng nền y tế thông minh với 3 trụ cột chính là: Phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe thông minh; Khám, chữa bệnh thông minh và Quản trị y tế thông minh.

Ông Trần Quý Tường- Cục trưởng Cục CNTT- Bộ Y tế cho biết, thời gian qua việc ứng dụng CNTT trong ngành y tế đã có nhiều thay đổi

Theo Cục trưởng Trần Quý Tường, tại Việt Nam, trong những năm gần đây, nhờ ứng dụng CNTT mà các cơ sở y tế đẩy mạnh hiệu quả hoạt động thanh toán bảo hiểm, cải cách thủ tục hành chính như lấy số khám tự động,  rút ngắn thời gian chờ khám của người bệnh và tạo nên sự công khai, minh bạch.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế đã chỉ đạo một số BV tuyến trung ương triển khai Telemedicine, hỗ trợ các BV vệ tinh ở tuyến tỉnh, tuyến huyện bước đầu có kết quả rất khả quan. Các BV Bạch Mai, BV Việt Đức, BV Nhi TW, Phụ sản TW, BV Chợ Rẫy đã thường xuyên hội chẩn trong khám, chữa bệnh cho một số bệnh viện tuyến tỉnh, bao gồm cả một số BV ở miền núi như Điện Biên, Hà Giang, Đăk Lăk,….đã góp phần nâng cao hiệu quả cấp cứu, phẫu thuật của các bệnh viện vệ tinh.

Cũng theo Cục trưởng Trần Quý Tường, hệ thống Telemedicine đi vào hoạt động góp phần xử lý kịp thời các ca bệnh khó, các tình huống bệnh nguy kịch, hiểm nghèo cần xử lý gấp mà không kịp chuyển lên BV tuyến trên, đặc biệt là tại các BV vùng biên giới, hải đảo, nằm cách xa trung tâm. Bệnh nhân ở các BV tuyến huyện vẫn có thể được các giáo sư, bác sĩ giỏi đầu ngành từ các BV hàng đầu tuyến trung ương, các thầy thuốc tại tuyến tỉnh tư vấn, hội chẩn, khám chữa bệnh từ xa.

“Người bệnh và gia đình không phải mất thêm nhiều chi phí cho việc đi lại, ăn ở khi phải chuyển viện lên tuyến trên; đồng thời góp phần giải quyết tình trạng quá tải ở các BV tuyến trên. Hệ thống này cũng giúp nâng cao năng lực chuyên môn cho các BV tuyến huyện và tuyến tỉnh thông qua các hoạt động tư vấn, chẩn đoán, khám chữa bệnh từ xa, hội thảo và đào tạo kỹ thuật y tế”- Cục trưởng Trần Quý Tường nói

Tuy nhiên, cũng theo ông Tường, hiện nay nguồn lực dành cho CNTT y tế vẫn còn chưa tương xứng trong khi nhu cầu thì gia tăng, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ Telemedicine ở các tuyến dưới. Do đó, theo ông Tường, hy vọng qua sự hợp tác này, sẽ góp phần đẩy mạnh hơn việc ứng dụng CNTT cho ngành y tế, trước mắt tập trung triển khai thí điểm ứng dụng công nghệ Tele ECG tại 26 trạm y tế điểm của Bộ Y tế để các trạm này thành mô hình điểm, tiến tới sẽ là hợp tác về nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân lực chuyên sâu về CNTT y tế.

Ông Trần Quý Tường và ông Ngô Thanh Sơn cùng ký biên bản hợp tác về ứng dụng và phát triển CNTT trong ngành y tế giai đoạn 2019-2023

“Chúng ta kỳ vọng sự hợp tác này sẽ có hiệụ qủa và cùng tạo nên sản phẩm CNTT hiện đại, hiệu quả trong ứng dựng vào chăm sóc sức khỏe nhân dân”- Cục trưởng Trần Quý Tường nói

Biến những giải pháp về ứng dụng CNTT thành thực tế nhằm nâng cao hiệu quả công tác khám, chữa bệnh

Phát biểu tại lễ ký kết, ông Phạm Quang Huy- Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty thiết bị y tế Việt Nam (CTCP) nêu rõ, với thế mạnh hiểu biết sâu sắc về ngành y tế với gần 40 năm hoạt động, Vinamed đã tham gia đầu tư nhiều vào lĩnh vực y tế trong đó công nghệ thông tin trong y tế là một ưu tiên của chúng tôi. Thông qua Infomed, một Công ty thành viên của Tổng Công ty, chúng tôi cung cấp đầy đủ tổng thể các giải pháp công nghệ thông tin cho các cơ sở y tế.

Các giải pháp công nghệ của chúng tôi được phát triển theo yêu cầu công nghệ rất cao phục vụ cho y tế, các giải pháp đều đạt chuẩn quốc tế do vậy dễ dàng tích hợp với các hệ thống phần cứng và phần mềm hiện đại hiện hay. Các giải pháp này đã được áp dụng và chứng minh nâng cao hiệu quả rõ rệt trong công tác khám và chữa bệnh tại các cơ sở y tế tại Việt nam.

Ông Phạm Quang Huy- Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty thiết bị y tế Việt Nam phát biểu tại lễ ký kết

Triển khai Điện tim từ xa Tele-ECG tại  y tế cơ sở, đưa bác sĩ trung ương về tuyến xã bằng công nghệ, rút ngắn thời gian phát hiện nguy cơ tim mạch, nâng cao khả năng sống sót cho người bệnh.

Việc ký kết hợp tác này theo PGS.TS Trần Quý Tường là nhằm triển khai chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam về đẩy mạnh ứng dụng CNTT của ngành y tế, trong đó có đẩy mạnh việc triển khai công nghệ Telemedicine tại tuyến y tế cơ sở.

Hiện nay ở Việt Nam, tim mạch được đánh giá là một trong bốn loại bệnh không lây nhiễm nhưng lại có số ca tử vong lớn nhất. Người mắc bệnh tim mạch ngày càng cao, các bệnh lý về tim mạch đang là mối đe doạ của người Việt Nam. Nguyên nhân của bệnh có thể do tuổi tác, di truyền, thế nhưng nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chính lối sống vội vàng, căng thẳng cùng chế độ ăn uống thiếu khoa học đã khiến độ tuổi mắc bệnh lý về tim ngày càng trẻ hoá.

Đứng trước thách thức về việc người Việt đang ngày càng mắc các bệnh lý tim mạch ở độ tuổi trẻ hơn và nhiều hơn, các chuyên gia đã đưa ra những khuyến cáo, đòi hỏi ngành y tế phải sớm sàng lọc, theo dõi, điều trị sớm.

Tuy nhiên, việc khám sàng lọc tại các tuyến y tế cơ sở hiện nay vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn: như khó tiếp cận về địa hình; trình độ chuyên môn sâu của y tế cơ sở còn nhiều hạn chế.

Xuất phát từ thực tế đó, Infomed đã tiến hành nghiên cứu và triển khai hệ thống điện tim từ xa Tele-ECG giúp giải quyết các vấn đề về chẩn đoán và tiên lượng sớm nguy cơ các bệnh lí tim mạch gặp phải.

Thông tin tại lễ ký kết, ông Ngô Thanh Sơn- Tổng giám đốc Công ty cổ phần Infomed Việt Nam nêu rõ, hệ thống điện tim từ xa được tích hợp bao gồm những thiết bị hiện đại nhất hiện nay như: Máy điện tim được sản xuất bởi hãng GE Healthcare, bộ kết nối và gửi dữ liệu qua mạng 3G/4G, hệ thống phần mềm, giúp người bệnh đo điện tim ở trạm  y tế xã có thể được các chuyên gia tim mạch ở trung ương đọc và trả kết quả trong vòng 6 phút, phát hiện ngay các trường hợp cần can thiệp, xử lý, nâng cao khả năng sống sót.

Ông Ngô Thanh Sơn- Tổng giám đốc Công ty cổ phần Infomed Việt Nam trình bày về những giải pháp ứng dụng CNTT của Infomed trong ngành y tế tại lễ kỹ kêt

Trên cơ sở Biên bản ghi nhớ hợp tác, INFOMED và Cục CNTT sẽ tiến hành triển khai thí điểm giải pháp này tại một số trạm y tế xã thuộc đề án xây dựng 26 trạm y tế mô hình điểm.

Giải pháp Điều trị tích cực từ xa Tele-ICU, tăng cường chất lượng chuyên môn hồi sức cấp cứu, liên tục nâng cao năng lực của đội ngũ tuyến cơ sở, người bệnh được điều trị kịp thời.

Cùng với giải pháp Điện tim từ xa Tele-ECG, Infomed cũng sẽ cùng Cục CNTT và các đối tác triển khai hệ thống Điều trị tích cực từ xa Tele-ICU. Đây là giải pháp tích hợp và kết nối các thiết bị vốn rất phức tạp của khoa Điều trị tích cực, giúp các bác sĩ hồi sức cấp cứu của tuyến trên có được đầy đủ thông tin để tham gia điều trị, theo dõi bệnh nhân tại đơn nguyên Tele-ICU ở tuyến dưới.

Giải pháp Tele-ICU sẽ giúp người bệnh tại tuyến cơ sở nhận được chất lượng điều trị cao nhất một cách kịp thời, đặc biệt là các ca bệnh khó như đột quỵ, tim mạch, giảm được việc chuyển tuyến. Đồng thời, Tele-ICU cũng giúp đội ngũ y bác sĩ của tuyến dưới được làm việc, thực hành cùng các đồng nghiệp tại tuyến trên, qua đó liên tục nâng cao trình độ.


Trích dẫn: https://goo.gl/foUvaF

RANH GIỚI
Thi bác sĩ nội trú là đánh cược với bản thân ( chỉ một lần duy nhất trong đời).
0243 984 3477