Giỏ hàng

Cấp cứu ngoại viện... cần "cấp cứu"

Năng lực của hệ thống cấp cứu ngoại viện vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của người dân cả về số lượng và chất lượng dịch vụ. Ngoài các nguyên nhân về nhân lực, mặt bằng, phương tiện, cơ chế chính sách, an sinh xã hội thì một trong những nguyên nhân chủ yếu đến từ nguồn lực đầu tư cho trang thiết bị kỹ thuật trên xe cứu thương vẫn còn hạn chế.

Trong giai đoạn hiện tại, mô hình bệnh tật đã có nhiều thay đổi, các cấp cứu tim mạch, chuyển hóa, các tai nạn thương tích…là vấn đề đặt ra cho chuyên ngành cấp cứu với nhiều thách thức mới. Cấp cứu ngoại viện khác rất nhiều so với chuyên môn cấp cứu trong bệnh viện. Khác về điều kiện tiếp cận hiện trường, khác về thời gian bác sĩ phải phán đoán, ra y lệnh, khi mà gần như không có xét nghiệm, thiếu hội chẩn ngay tức thời. Trong khi đó, “thời gian vàng” trong cấp cứu có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp giảm thiểu di chứng, chi phí điều trị, thậm chí góp phần giảm tỷ lệ tử vong, đặc biệt là đối với bệnh nhân nặng.

Trang thiết bị trên xe cấp cứu vẫn còn hạn chế. (Ảnh: TTXVN)

Trưởng Phòng nghiệp vụ (Sở Y tế TP. Hồ Chính Minh) Trần Văn Tấn cho biết: “Ngành Y tế đang đề xuất thành phố xây dựng hệ thống cấp cứu ngoại viện quy mô và hiện đại hơn, trong đó huy động các bệnh viện tham gia vào việc vận chuyển, cấp cứu ngoại viện. Đồng thời đề xuất thành phố tăng cường đầu tư từ ngân sách cho cấp cứu ngoại viện; có chính sách riêng cho ngành Y tế có cơ chế thu hút nhân lực làm công tác cấp cứu, hồi sức tích cực; đầu tư trang thiết bị hiện đại hơn cho Trung tâm cấp cứu 115 và các bệnh viện tham gia vận chuyển, cấp cứu ngoại viện”.

Có thể thấy, các nguyên nhân về nhân lực, mặt bằng, phương tiện, cơ chế chính sách, an sinh xã hội rất cần được chú trọng và quan tâm. Trong đó, vấn đề về trang thiết bị y tế cũng là bộ phận không thể tách rời trong các hoạt động y tế, là yếu tố không thể thiếu trong việc nâng cao chất lượng, hiện đại hóa nền y học nước nhà.

“Chúng tôi hy vọng trong năm tới, trang bị trên xe cấp cứu tốt hơn và người chuyên nghiệp hơn. Để giả sử tắc đường thì bệnh nhân cũng đang ở một phòng cấp cứu di động” - Bác sĩ Nguyễn Thành – Giám đốc trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội bày tỏ.

Những cánh tay nối dài

Cần hơn rất nhiều những cánh tay nối dài của doanh nghiệp về vấn đề trang thiết bị y tế trên xe cấp cứu. (Ảnh: Quân Vinh)

Về vấn đề trang thiết bị y tế trên xe cấp cứu, ông Ngô Thanh Sơn – Phó Tổng Giám đốc Kỹ thuật Vietmedical - một đơn vị thành viên của Vmed Group chia sẻ: “Chúng tôi đang nỗ lực triển khai những giải pháp y tế thông minh, giúp chuyển đổi số từ xe cấp cứu cho đến phòng cấp cứu rồi đến phòng ICU. Trong suốt nhiều năm đồng hành với ngành hồi sức cấp cứu, chúng tôi luôn trăn trở làm sao mỗi năm có thể đưa được các giải pháp mới giúp đỡ các bác sĩ trong việc cấp cứu người bệnh, đưa ra những phán đoán chính xác và kịp thời nhất nhờ sự trợ giúp của các trang thiết bị y tế tiên tiến”.

Để có thể giải quyết một phần những cấp bách trong thực trạng hạn chế trang thiết bị cấp cứu hiện nay, cần hơn rất nhiều những cánh tay nối dài của các doanh nghiệp, cùng sẻ chia, thấu hiểu và đồng hành với các bác sĩ trong ngành hồi sức cấp cứu. Làm sao có thể tìm ra các giải pháp tối ưu nhất, phục vụ cho mục tiêu chung xây dựng một nền y tế Việt Nam ngày càng phát triển, thông minh, chất lượng, hiệu quả và công bằng.

Lê Huyền

RANH GIỚI
Thi bác sĩ nội trú là đánh cược với bản thân ( chỉ một lần duy nhất trong đời).
0243 984 3477