CHUNG TAY GỠ "NÚT THẮT" NGÀNH GÂY MÊ HỒI SỨC
Khi kỷ nguyên số phát triển vượt bậc, thì sự kết nối giữa công nghệ và đội ngũ nhân sự trong ngành Y nói chung và Gây mê hồi sức nói riêng trở thành yếu tố vô cùng quan trọng, mà để làm tốt, hơn bao giờ hết cần có sự chung tay của các đơn vị đối tác cung cấp giải pháp y tế uy tín.
Bài toán khó mang tên “nhân lực”
Gây mê hồi sức (GMHS) là một trong những chuyên ngành có vai trò quan trọng trong khâu điều trị, khám và chữa bệnh trên toàn thế giới. Với sự tiến bộ của y học, chuyên khoa GMHS đã có những bước phát triển đáng chú ý, đóng góp không nhỏ cho chất lượng y tế tại Việt Nam trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, chuyên ngành đặc thù này cũng đang gặp phải không ít khó khăn, với nhiều bài toán hóc búa khiến các nhà quản lý cũng như đội ngũ y bác sĩ phải đau đầu.
“Hội nghị khoa học Gây mê Hồi sức Miền Trung - Tây Nguyên năm 2019” vừa được tổ chức vào ngày 22/6 tại Thành phố Đồng Hới – Quảng Bình
Theo chia sẻ của PGS. TS. Công Quyết Thắng, Chủ tịch Hội GMHS Việt Nam, ngành GMHS hiện đang gặp phải nhiều rào cản lớn, trong đó có hai yếu tố chính bao gồm nhân lực và quy trình sử dụng các trang thiết bị công nghệ. “Đảm bảo an toàn trong gây mê là sự kết hợp giữa nhiều khâu quan trọng, từ nhân lực, trang thiết bị tới quy trình kỹ thuật… Tuy nhiên, do sự phát triển khá nhanh của ngành y nên khâu này còn chưa tốt, dù các đơn vị đang rất cố gắng. Ví dụ rõ nhất là nhân sự. Để đào tạo được nguồn nhân lực sử dụng thành thạo các thiết bị công nghệ cao là điều không hề dễ. Hệ thống đào tạo hiện chưa đảm bảo và có nhiều bất cập. Chúng tôi cùng Bộ Y tế và các ban ngành đang bắt đầu xây dựng các bộ tiêu chí hướng dẫn đánh giá an toàn trong công tác phẫu thuật và gây mê với hi vọng ngành GMHS sẽ cải thiện tốt trong tương lai” - PGS. TS. Công Quyết Thắng nói.
Bên cạnh đó, tại Việt Nam hiện có quá ít các bác sĩ theo đuổi ngành GMHS. Theo số liệu của Hội GMHS Việt Nam, đến giữa năm 2018, số lượng bác sĩ gây mê trên toàn quốc chỉ ước tính khoảng 1.000 người, chiếm tỷ lệ dân số 1/96.491, thấp hơn nhiều so với các nước cùng khu vực như Singapore (1/24.748) hay Philippines 1/28.118).
Không thể thiếu sự đồng hành của doanh nghiệp
Ngoài yếu tố con người, PGS. TS. Công Quyết Thắng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của quy trình hướng dẫn sử dụng các trang thiết bị tiên tiến, cụ thể là sự kết nối giữa công nghệ và đội ngũ nhân sự GMHS. Để cải thiện và làm tốt khâu này, cần phải có sự chung tay của các đơn vị đối tác cung cấp giải pháp y tế trong thời đại số hiện nay.
“Chọn được quy trình hướng dẫn sử dụng phù hợp với môi trường khám chữa bệnh trong nước là khá khó khăn, từ các trang thiết bị cơ bản đến phức tạp. Đây cũng chính là khâu mà các bác sĩ nói chung và Hội GMHS nói riêng thật sự cần sự tham gia, hợp tác của các công ty, đơn vị cung cấp trang thiết bị y tế. Phải phối hợp tốt thì mới làm được!” - PGS. TS. Công Quyết Thắng nhận định.
Trong số các đơn vị cung cấp thiết bị y tế, Vietmedical được coi là một trong những đối tác có tiềm lực mạnh mẽ và uy tín với các bệnh viện trên toàn quốc, đồng thời là đơn vị tiên phong cung cấp giải pháp y tế thông minh thay vì chỉ đơn thuần cung cấp các thiết bị y tế đơn lẻ. Đặc biệt, Vietmedical cũng đang là đơn vị có nhiều giải pháp phù hợp với từng vùng miền, từng bài toán kinh tế khác nhau để các nhà quản lý y tế dễ dàng lựa chọn.
Đối với lĩnh vực GMHS, Vietmedical đang sở hữu một loạt thiết bị phòng mổ cao cấp được cung cấp bởi GE Healthcare - đối tác danh tiếng với kinh nghiệm hơn 100 năm. Đây được coi là dải sản phẩm máy gây mê hoàn thiện nhất, đáp ứng nhu cầu đa dạng cho các bác sĩ GMHS, bao gồm từ máy gây mê Aisys CS2 cao cấp nhất với khả năng gây mê tự động cùng phần mềm tự động đáp ứng và duy trì nồng độ Oxy, cho tới dòng sản phẩm Carestation 600 được trang bị màn hình cảm ứng sóng âm 15 inches, thiết bị Carestation Monitor B650 với phần mềm chuyên dụng cho phòng mổ, mở rộng kết nối hệ thống mạng, hỗ trợ gây mê cân bằng và đáp ứng an toàn trong gây mê.
Máy gây mê 9100c NXT – giải pháp tối ưu với chi phí đầu tư hợp lý có mặt tại hội nghị như một trải nghiệm thực tế thú vị cho khách mời
Với 5 chế độ thở, có thể sử dụng được cho cả bệnh nhân sơ sinh lẫn người lớn, giao diện tiếng Việt dễ hiểu cùng việc sử dụng chung phụ kiện với các sản phẩm máy gây mê khác vốn đã rất nổi tiếng của GE Healthcare như bình bốc hơi, bóng xếp, cảm biến lưu lượng, bình hấp thụ CO2..., 9100c NXT được coi là lựa chọn linh hoạt với mức đầu tư không quá tốn kém.
Các giải pháp hiện đại nói trên đã được Vietmedical giới thiệu trải nghiệm tại “Hội nghị khoa học Gây mê Hồi sức Miền Trung - Tây Nguyên năm 2019” tổ chức vào ngày 22/6/2019. Bài thuyết trình về “Giải pháp an toàn trong gây mê phẫu thuật” chỉ ra những thách thức tồn tại trong việc kiểm soát an toàn gây mê phẫu thuật, đồng thời đưa ra những giải pháp tối ưu nhằm hướng đến bệnh viện thông minh, đã hoàn toàn thuyết phục quan khách tham dự.
Đại diện Vietmedical thuyết trình về “Giải pháp an toàn trong gây mê phẫu thuật” tại “Hội nghị khoa học Gây mê Hồi sức Miền Trung - Tây Nguyên năm 2019”
Khi đề cập về các hoạt động thiết thực như workshop, hội nghị đào tạo cho đội ngũ y bác sĩ trẻ có sự tham gia hỗ trợ về công nghệ đến từ các đơn vị cung cấp giải pháp y tế, PGS. TS. Công Quyết Thắng khẳng định: “Tôi thực sự thấy rất vui khi có các đơn vị như Vietmedical đồng hành cùng ngành GMHS Việt Nam!”.
Đại diện Vietmedical vinh dự nhận Chứng nhận Nhà tài trợ Vàng của “Hội nghị Gây mê Hồi sức Miền Trung - Tây Nguyên năm 2019”
Với trách nhiệm và tinh thần sẵn sàng chung tay tháo gỡ nút thắt của các đơn vị cung cấp giải pháp Y tế số như Vietmedical, chắc chắn ngành Gây mê hồi sức Việt Nam sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ trong tương lai không xa.
Hội nghị Gây mê Hồi sức Miền Trung - Tây Nguyên năm 2019” do Chi Hội Gây mê Hồi sức Miền Trung – Tây Nguyên phối hợp cùng Sở Y tế Quảng Bình tổ chức tại thành phố Đồng Hới, Quảng Bình vào ngày 22/6/2019. Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học có giá trị bao gồm các lĩnh vực: Gây mê, Gây tê, Hồi sức, Giảm đau sau phẫu thuật… đã được báo cáo tại hội nghị. Trong đó, bài thuyết trình về “Giải pháp an toàn trong gây mê phẫu thuật” của Vietmedical được đánh giá cao tại hội nghị lần này. |
Theo Báo Suckhoedoisong